Kỹ thuật cuốn dây đơn giản

Để bảo vệ vỏ cành ta cuốn chặt cành bởi dây mềm, kín nhất phần sẽ bị uốn: sử dụng dây bẹ, ngâm dây trong nước 30 phút, sau đó cuốn kín, nhiều lớp xung quanh cành quá điểm sẽ uốn cho tới đầu cành.

Kỹ thuật cuốn dây đơn giản
Một số loài cây có sự phát triển cành dẻo và dễ uốn cành dày 1cm, tạo điều kiện cho ta dùng dây kim loại mềm và đàn hồi (dây đồng) để đưa hướng của cành đó đúng như ý muốn. Ta có thể thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật cuốn dây đơn giản..
Tuy nhiên, nó cũng là cách chứa mối nguy cơ hỏng cành, hư hại có thể xảy ra cho chi nhánh và vỏ cây do dây đồng gây ra.
Cây Sồi làm mẫu
Đây là một cây sồi , cành của nó khá dễ uốn, nhưng nó có vỏ mỏng dễ bị tróc bởi dây đồng. Tương tự như cây sồi, nhất là cây lá kim: thông, bách xù …và cả sanh, si, đa có cành dễ uốn có thể sử dụng phương pháp này.
Sồi – loài cây sớm rụng lá, sinh sống trong khu vực từ các vĩ độ hàn đới tới khu vực nhiệt đới, sức tăng trưởng khá tốt, cành khá dẻo cho phép uốn với góc độ lớn (nhưng quá lớn sẽ bị gãy).
Cành phía trước ảnh to khoảng 1cm đường kính, nó mọc hướng về phía trước thay vì hướng về bên phải. Vì thế ta cần uốn nó hướng về bên phải. Các mũi tên đỏ trong hình là hướng cần uốn tới vị trí mới.
Phần gạch đứng song song là cành đã được
Để bảo vệ vỏ cành ta cuốn chặt cành bởi dây mềm, kín nhất phần sẽ bị uốn: sử dụng dây bẹ, ngâm dây trong nước 30 phút, sau đó cuốn kín, nhiều lớp xung quanh cành quá điểm sẽ uốn cho tới đầu cành. Nên sử dụng dây dài thay cho việc gồm nhiều đoạn dây ngắn. Cuốn xong, ta làm ướt toàn bộ, như thế sẽ dễ thao tác uốn. Tiếp ta dùng dây đồng lấy thân hoặc cành to hơn làm điểm bắt đầu, cuốn chặt ra phía cành sẽ uốn, như thế để đảm bảo cành được bảo vệ do lực căng khi uốn bị phân tán ra cả cành thay vi tại điểm uốn.
Trước hết, ta dùng 1 tay nắm chặt gốc điểm uốn để cố định và làm điểm tựa, tay kia cầm phần cành cách điểm uốn 1 chút, uốn từ từ sang các hướng khác nhau từ góc độ nhỏ, tăng dần góc tạo độ dẻo tại điểm uốn. Hãy lắng nghe âm thanh phát ra từ điểm uốn, đảm bảo xem có thể uốn tiếp vối góc độ lớn hơn không. Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ, để an toàn ta nên dừng và định vị trí tại đó. Nếu chưa đúng vị trí ý muốn, có thể để sau 1 thời gian khi cành đã định vị lần 1, ta tiếp tục uốn gò lần 2…
Để định vị cành ở vị trí mới, ta sử dụng chính độ cứng của dây đồng hoặc dùng dây căng kéo, cọc ghim cành định vị.
Định vị cành mới
Sau khi hoàn tất, cành bị uốn ít nhiều bị tổn thương, ta cần phái chăm sóc thúc đẩy sự phát triển của cây, để cành được chữa lành.
P/S: Cách này có 1 khuyết điểm: điểm đầu của dây động cuốn trên thân cây (hoặc cành to) chưa được bảo vệ và khi sử dụng dây kim loại, sau một thời giain cây phát triển to hơn sẽ để lại vết hằn theo hình cuốn của dây, việc sử dụng dây bẹ cuốn khó khăn khi gỡ bỏ, có thể gây hại là gãy nhánh khi gỡ.
Đơn giản hoá nó hơn, ta dùng dây băng cách điện, sẵn có, tiện, dễ gỡ bỏ, xem hình:
Sử dụng băng cách điện
Theo yeucaycanh.com
- Tìm hiểu các quy tắc về thân cây Bonsai
- Nguyên tắc chọn chậu bonsai
- Những kỹ thuật bonsai cơ bản
- Tư vấn tạo hình và chăm sóc bonsai
- Tư vấn chăm sóc bonsai
- Hướng dẫn làm nhỏ lá cây đa và cây sung
- Phương pháp ghép rễ bonsai
- Tìm hiểu kỹ thuật khắc và uốn thân cây
- Kỹ thuật chăm sóc bonsai
- Chạm trổ tạo dáng bonsai
- Kỹ thuật uốn cành
- Tư vấn cắt tỉa cây cảnh
- Cách uốn cành rơi cơ bản
- Kỹ thuật chẻ rễ để tạo một cây mới
- Ký đá và thả nước cây cảnh
- Tìm hiểu kỹ thuật lão hóa vỏ cây
- Cách để vết cắt bonsai nhanh liền sẹo
- Kiến thức về dáng văn nhân
- Kinh nghiệm uốn dây, uốn cành
- Tìm hiểu kỹ thuật tanuki